Tự nhiên [ Đăng ngày (30/01/2021) ]
Thủy phân phụ phẩm cá tra bằng vi khuẩn Bacillus Subtilis làm phân bón cho cây hẹ
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nếu sản lượng cá nguyên liệu đạt 1.000.000 tấn thì các nhà máy chế biến phải thải ra môi trường hơn 600.000 tấn phụ phẩm cá tra. Với lượng phụ phẩm lớn như vậy đã đặt ra vấn đề bức thiết là cần phải tận dụng lượng phụ phẩm khổng lồ thải ra từ các nhà máy chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng, bên cạnh đó hạn chế ô nhiễm môi trường do phụ phẩm gây ra.

Ảnh minh họa (internet)

Nhóm tác giả Phan Uyên Nguyên bộ môn Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học An Giang) , Trần Thanh Dũng (bộ môn Công nghệ Thực phẩm, trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật An Giang) và Trần Thanh Tuấn (bộ môn Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học An Giang) cùng thực hiện nghiên cứu này, nhằm nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi khuẩn Bacillus subtilis thủy phân phụ phẩm cá tra (Panagasius hypophthalmus) làm phân bón sinh học, phục vụ sản xuất rau sạch, an toàn.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phụ phẩm cá tra ở nhà máy thủy sản Afiex, An Giang với protein thô cao nhất, dịch đạm sau khi thủy phân thu được hàm lượng amin cao nhất 55,63 g/kg chất khô ở ngày thủy phân thứ 10 với tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung 1,14%, tỷ lệ muối bổ sung 9,5% và pH dịch thủy phân ban đầu điều chỉnh ở pH = 5,7. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tối ưu giữa các thành phần bổ sung gồm: chế phẩm vi khuẩn Bacillus subtilis 1,14%, muối 9,5%, pH = 5,7 cho kết quả lượng đạm amin trong dịch thủy phân cao nhất 55,63g/kg. Bên cạnh đó, bước đầu sản xuất phân bón bằng cách trộn dịch thủy phân 25%, kết hợp với 75% chất độn (75% than bùn được lấy từ địa phương với 25% bùn đáy ao) tạo thành phân bón dạng viên, đem bón lót cho rau hẹ sau 60 ngày thu được năng suất cao 3,30kg/m2 , với hàm lượng nitrate thấp 268mg/kg, đạt tiêu chuẩn rau an toàn.

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 03 (Đại học Nam Cần Thơ).

Theo Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Mức độ nhận biết bộ nhận dạng thương hiệu Trường Đại học Cần Thơ của viên chức, sinh viên thông qua truyền thông số
Nghiên cứu do các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tý, Lê Thị Xuân An, Nguyễn Đăng Khoa, Võ Ngọc Kiều Trinh và Trần Nguyễn Khải (Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ nhận biết bộ nhận dạng thương hiệu Trường Đại học Cần Thơ thông qua truyền thông số, từ đó đề xuất xây dựng hoặc thiết kế lại một số yếu tố của bộ nhận dạng thương hiệu của Trường, tăng cường mức độ nhận biết thương hiệu và quảng bá thương hiệu.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->