Tự nhiên [ Đăng ngày (28/01/2021) ]
Hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết từ thân rễ cây thiền liền (Kaempferia galanga L.)
Thiền liền (Kaempferia galangal L.) là một loài thực vật đa niên, thân thấp, mọc sát đất, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Phân bố phổ biến trong các khu rừng ở Việt Nam nhưng thiền liền cũng được trồng làm cảnh và được cho là một vị thuốc dùng trong y học cổ truyền có tác dụng kháng viêm, điều trị một số bệnh dạ dày và hệ tiêu hóa.

Các đặc điểm dược tính quý của cây thiền liền (Kaempferia galanga L.) ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được khảo sát nhiều. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa in vitroin vivo của cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền.


Ảnh: Internet

Hoạt tính kháng oxy hóa in vitro được đánh giá theo ba phương pháp là DPPH, ABTS và RP. Ruồi giấm hoang dại dòng CS (Drosophila melanogaster) được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa in vivo. Kết quả cho thấy, cao chiết thiền liền thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa tốt khi khảo sát cả ba phương pháp ABTS, DPPH và RP, với giá trị EC50 (effective concentration) lần lượt là 151,6±2,5 µg/mL; 2404,8±55 µg/mL và 116,5±4,8 µg/mL. Đồng thời, ruồi giấm sống trong môi trường có bổ sung cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền có khả năng chống chịu tốt với điều kiện stress gây ra bởi H2O2 và paraquat tốt hơn so với ruồi giấm được nuôi trong môi trường tiêu chuẩn. Hàm lượng polyphenol và flavonoid trong cao chiết thiền liền được xác định là 54,42 mg GAE/g cao chiết và 56,96 mg QE/g cao chiết.

Từ các kết quả khảo sát cho thấy, cao chiết ethanol từ thân rễ cây thiền liền có hiện diện các hợp chất hóa học có dược tính tốt. Kết quả khảo sát in vitro (sử dụng ba phương pháp DPPH, ABTS và RP) và in vivo (sử dụng mô hình ruồi giấm hoang dại) cho thấy thiền liền có hoạt tính kháng oxy hóa khá tốt. Nghiên cứu in vivo đã cung cấp thêm bằng chứng cụ thể về khả năng kháng oxy hóa của thiền liền trên cơ thể sống. Từ đó cho thấy, thiền liền là loài thảo dược có nhiều tiềm năng cho các nghiên cứu về các dược chất có tác dụng kháng oxy hóa trên người.

nhnhanh
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (Tập 56, 2020)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
 
Mức độ nhận biết bộ nhận dạng thương hiệu Trường Đại học Cần Thơ của viên chức, sinh viên thông qua truyền thông số
Nghiên cứu do các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tý, Lê Thị Xuân An, Nguyễn Đăng Khoa, Võ Ngọc Kiều Trinh và Trần Nguyễn Khải (Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ nhận biết bộ nhận dạng thương hiệu Trường Đại học Cần Thơ thông qua truyền thông số, từ đó đề xuất xây dựng hoặc thiết kế lại một số yếu tố của bộ nhận dạng thương hiệu của Trường, tăng cường mức độ nhận biết thương hiệu và quảng bá thương hiệu.


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->