Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (26/01/2021) ]
Ứng dụng công nghệ viễn thám và gis trong nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tràm (Melaleuca cajuputi) tại vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Viết Lương, Trình Xuân Hồng, Tô Trọng Tú, Phan Thị Kim Thanh, Lê Mai Sơn – Phòng Viễn thám Ứng dụng, Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện.

Hệ sinh thái của rừng tràm là một hệ sinh thái độc đáo ở vùng nhiệt đới và sự thay đổi các chỉ số sinh học của rừng tràm đã ảnh hưởng đến môi trường ven biển và vùng đất ngập nước. Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở một số khu vực thuộc đồng bằng sông Cửu Long có sự xuất hiện của rừng tràm bao gồm các tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An và Tiền Giang.

Đặc trưng cơ bản của một hệ sinh thái rừng nói chung bao gồm cả rừng tràm chính là đặc điểm về cấu trúc rừng. Cấu trúc lâm phần hay cấu trúc rừng là chỉ sự sắp xếp rừng theo chiều ngang và theo chiều thẳng đứng. Tuy đặc điểm cấu trúc rừng phức tạp. Nhưng cấu trúc rừng là có quy luật về sự sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Đây là những thông tin quan trọng quyết định tới việc ra quyết định lựa chọn các biện pháp phục hồi, bảo tồn và phát triển rừng tại một khu vực cụ thể. Ngày nay, các dữ liệu viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên rừng, trong đó có cấu trúc rừng đã khẳng định được vai trò và tính hiệu quả. Tuy nhiên, các nghiên cứu ứng dụng công nghệ cho cấu trúc rừng tại Việt Nam vẫn chưa được chú trọng.

Các nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh quang học thường sử dụng các chỉ số thực vật như DVI (Difference Vegetation Index); LAI (Leaf Area Index); NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) để khám phá các mối tương quan giữa chúng và các thông số của cấu trúc rừng như: Castillo và nnk (2010) nghiên cứu cấu trúc rừng mưa Lacando tại Gómez và nnk (2012) đã sử dụng ảnh QuickBird 2 nghiên cứu cấu trúc ừng thông khu vực Địa Trung Hải, Tây Ban Nha; Ozkan và nnk (2018) đã nghiên cứu các thông số cấu trúc rừng vùng Adiyaman tại Thổ Nhĩ Kỳ. Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu lidar có Drake và nnk (2002) nghiên cứu cấu trúc rừng ẩn ướt nhiệt đới ở Costa Rica; … Các nghiên cứu ảnh hưởng vệ tinh radar gần đây có: lizuka & Tateishi (2014) đã sử dunngj tín hiệu băng L từ vệ tinh ALOS trong phân tích mối tương quan giữa các đặc điểm nổi bật của lâm phần loài cây Sugi và cây Hinoki tại Nhật Bản; Lương và nnk (2016) ước tính cấu trúc của rừng khộp tại vùng Tây Nguyên của Việt Nam; Phạm và nnk (2019) giám sát loài và cấu trúc của rừng ngập mặn. Nhìn chung, các nghiên cứu đề cập ở trên đã chỉ ra dữ liệu viễn thám rất có tiềm năng trong nghiên cứu cấu trúc nhiệt đối.

Mục tiêu của nghiên cứu này hướng tới sử dụng phương pháp sử dụng công nghệ viễn thám trong nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc của rừng nhằm để có được các thông tin nhanh chóng, chính xác, giảm chi phí và có thể áp dụng được trên một lựa chọn các quyết định về biện pháp lâm sinh thích hợp phục vụ công tác phục hồi, quản lý và bảo tồn, phát triển bền vững rừng tràm tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng cũng như các hệ sinh thái rừng khác tại Việt Nam.

Trong nghiên cứu này đã sử dụng các ảnh vệ tinh được chụp năm 2018 như ALOS-2 PALSAR-2, Sentinel-1, Landsat 8 OLI và Sentinel-2 và dữ liệu khảo sát thực địa bằng 45 ô tiêu chuẩn cho xây dựng các mô hình cho ước tính về đặc điểm cấu trúc rừng như đường kính, chiều cao, mật độ cây rừng tràm. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: tín hiệu tán xạ ngược từ phân cực HV từ ảnh vệ tinh ALOS-2 PALSAR-2 có liên quan chặt chẽ với các thông số của cấu trúc rừng tràm như đường kính (R2 =0,78; RMSE = 0,43), chiều cao (R2 =0,78; RMSE = 0,31) và mật độ cây rừng (R2 =0,75; RMSE = 377). Kết quả này này là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng sử dụng dữ liệu viễn thám cho mục đích hỗ trợ việc đưa ra quyết định lựa chọn các biện pháp lâm sinh phù hợp cho công tác bảo tồn, phục hồi và phát triển bền vững tới các hệ sinh thái rừng tràm cũng như các hệ sinh thái rừng khác tại Việt Nam.

Thúy Hằng
Theo Tạp chí NN&PTNT - Kỳ 2- Tháng 10/2020
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->