Xã hội-Nhân văn [ Đăng ngày (26/01/2021) ]
Bàn về xây dựng nông thôn mới ở nước ta
Xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Việt Nam là quá trình liên tục, xuyên suốt và đã về đích của giai đoạn thứ 2 (2016-2020). Diện mạo nông thôn Việt Nam đã thay đổi căn bản, nhiều vấn đề nổi cộm về kinh tế - xã hội - môi trường được giải quyết tương đối đồng bộ, thu nhập của nông dân tăng lên rõ rệt, người dân nông thôn có phong cách sống mới, vun thu cho các hoạt động mang tính cộng đồng, rất nhiều điển hình xây dựng NTM hoạt động có hiệu quả xuất hiện, nhịp sống trong nông thôn trở nên sôi động... Tuy nhiên, trong việc hướng tới phát triển bền vững, công cuộc xây dựng NTM ở nước ta còn không ít trở ngại cần phải vượt qua.

Xây dựng NTM là một chủ trương kịp thời và phù hợp với những đặc thù về kinh tế, văn hoá, xã hội của nông thôn Việt Nam, do đó, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hầu hết mọi người dân nông thôn và sự tham gia của mọi ngành, mọi cấp từ Trung ương đến địa phương. Đã từ nhiều năm nay, trong các làng quê Việt Nam lại có được một phong trào phát triển sâu rộng, lâu bền và được nhiều người dân quan tâm như cuộc vận động này Qua 10 năm thực hiện, Chương trình đã tạo ra những chuyển biến toàn diện, to lớn về diện mạo làng quê, phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn... Hiện cả nước đã có 4.665 xã (chiếm 52,4%) đạt chuẩn NTM (8 tỉnh đạt 100% xã NTM), bình quân mỗi xã đạt 15,32 tiêu chí NTM.... Nông thôn Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển, đặc biệt là sự hòa quyện vào quá trình hội nhập chung của đất nước, nhưng cũng chính từ đây lại xuất hiện những thách thức lớn. Vì vậy để đẩy mạnh quá trình PTNT, tìm ra các cách tiếp cận phù hợp trong bối hình mới, cần phải tiếp tục làm rõ, vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng NTM ở nước ta, đặc biệt là xây dựng NTM cấp cơ sở. Bằng cách tiếp cận nội quan, sử dụng phương pháp nghiên cứu cây vấn đề, qua phân tích những thông tin tích hợp từ kinh nghiệm, quan sát của mình và các tài liệu thứ cấp chính thống, tác giả Phạm Thị Hương Dịu đã phân tích 9 vấn đề bức xúc chủ yếu trong quá trình xây dựng NTM ở nước ta.

Xây dựng NTM là một chủ trương lớn, tiêu tốn nhiều nguồn lực và có liên quan đến mọi ngành, mọi cấp nên ngoài việc phát huy tính tự lập tự cường của người dân, cần có hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ Chính phủ. Thành tựu xây dựng NTM ở nước ta trong thời gian qua thật đáng khích lệ nhưng công việc trước mắt còn khá ngổn ngang, những phần “dễ” chúng ta đã hoàn thành tương đối thuận lợi, còn lại là những phần “khó” với những trở ngại cần phải vượt qua trong bối cảnh có nhiều thách thức mới. Chỉ có cách làm với tư duy mới, quyết tâm cao và chuẩn mực, sáng tạo... trên cơ sở phát huy cao độ ý thức tự chủ của người dân mới có thể tiếp cận tốt các cơ hội phát triển, huy động tốt và tổ chức sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đặng đưa công cuộc xây dụng NTM đến thắng lợi vẻ vang.

Vân Anh
Theo Tạp chí KH&CN VN, Số 62(4) 4.2020
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->