Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (04/03/2021) ]
Chất lượng nước vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2015-2019
Nghiên cứu: “Chất lượng nước vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2015-2019” do nhóm tác giả: Nguyễn Thanh Trúc, Lê Hồng Phước, Thới Ngọc Bảo - Viện Nghiện cứu Nuôi trồng Thủy sản II; Lâm Quốc Huy - Khoa Nông nghiệp, Trường đại học Bạc Liêu thực hiện.

Trong thời gian qua, nghề nuôi thủy sản nói chung và tôm nuôi nước lợ nói riêng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ này nghề nuôi tôm nước lợ đang đứng trước những thách thức, mối nguy về ô nhiễm môi trường, con giống, mầm bệnh, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu…. Từ năm 2015, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Thủy sản (TCTS) “Dự án quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2015-2020” đã được triển khai nhằm hạn chế dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thiết thực đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu. Dự án quan trắc này đã trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường và dịch bệnh của vùng nuôi, góp phần to lớn cho sự thành công của nghề nuôi, giúp cho cơ quan quản lý đưa ra những chỉ đạo sản xuất và quản lý nuôi trồng thủy sản hiệu quả. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2015-2019.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá diễn biến chất lượng nước vùng nuôi tôm nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2019. Mẫu được thu ở 20 vị trí thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Bến Tre trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 với các thông số nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm, DO (Dissolved Oxygen), TAN, NO2 - -N, PO4 3--P, TSS (Total suspended solids), Vibrio tổng số. Các thông số được quan trắc với tần suất 02 lần/tháng. Kết quả cho thấy đối với nhiệt độ dao động từ 24-35o C, trung bình 29,9 ± 1,7o C, pH = 6,6 - 9,0 trung bình 7,6 ± 0,4, DO từ 1-7 mg/L, trung bình 3,9 ± 1,2 và TSS trung bình 209 ± 406 mg/L. Các thông số chỉ thị ô nhiễm dao động như sau: TAN 0,3 ± 0,5 mg/L, nitrit 0,062 ± 0,066 mg/L, phosphat 0,082 ± 0,158 mg/L. Các thông số chỉ thị ô nhiễm dinh dưỡng và hữu cơ như TAN, NO2 - -N, PO4 3--P và Vibrio tổng số thường xuyên cao hơn giới hạn cho phép tại Cà Mau và Bạc Liêu. Hầu hết các chất chỉ thị ô nhiễm cao tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.

Vào giai đoạn tháng 6 đến 10 hàng năm, các tuyến kênh ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và các tuyến kênh như kênh 9000, kênh Xáng thuộc tỉnh Bạc Liêu đã bị ngọt hóa, độ mặn giảm thấp xấp xỉ 5‰. Các kênh cấp khác thuộc tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau độ mặn vẫn duy trì ở mức cao (10‰), phù hợp cho nuôi tôm nước lợ. pH trong các kênh cấp đa số phù hợp cho nuôi tôm nước lợ theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và nằm trong giới hạn cho phép bảo vệ đời sống thủy sinh theo QCVN 38:2011/BTNMT (6,5-8,5). Tạp chí nghề cá sông Cửu Long - Số 17 - Tháng 9/2020 33 Viện Nuôi trồng Thủy sản II. Các thông số chất lượng nước và vi sinh trong các kênh cấp được quan trắc tại Bạc Liêu và Cà Mau kém hơn so với Bến Tre và Trà Vinh. Các thông số chỉ thị ô nhiễm dinh dưỡng và hữu cơ như TAN, NO2 - -N, PO4 3--P, và các thông số vi sinh như Vibrio tổng số tại Cà Mau và Bạc Liêu thường xuyên cao hơn giới hạn cho phép. Hầu hết hàm lượng cao của chất chỉ thị ô nhiễm cao tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.

ntdinh
Theo Tạp chí nghề cá sông cửu long, số 17/2020
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->