Dinh dưỡng [ Đăng ngày (19/10/2020) ]
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của gừng và cách dùng để tối đa hiệu quả
Gừng cũng hoạt động như một chất chống viêm nhờ đặc tính chống oxy hóa của nó. Sự dư thừa của các gốc tự do có thể gây ra tình trạng viêm, là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể đối với các vật thể lạ có hại.

Gừng là một loại cây đã được sử dụng để chữa bệnh từ hàng ngàn năm trước. Gừng không chỉ là một gia vị bổ sung để nấu ăn vì hương vị cay và độc đáo của nó mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của gừng và cách sử dụng trong chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất.

1. Gừng có chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, củ gừng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất so với các loại thực phẩm khác. Chỉ có lựu và các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa hơn nó.


Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa stress oxy hóa, một quá trình có liên quan đến các bệnh như ung thư, tiểu đường và đột quỵ. Stress oxy hóa xảy ra khi có quá nhiều gốc tự do, các phân tử được tạo ra tự nhiên bởi quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Các chất chống oxy hóa ổn định các gốc tự do và ngăn ngừa stress oxy hóa, do đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2017 đã kiểm tra tác dụng chống oxy hóa của gừng ở bệnh nhân ung thư đang hóa trị. Những người được uống chiết xuất gừng hàng ngày có lượng chất chống oxy hóa cao hơn và mức độ stress oxy hóa thấp hơn so với nhóm dùng giả dược.

2. Gừng hoạt động như một chất chống viêm

Gừng cũng hoạt động như một chất chống viêm nhờ đặc tính chống oxy hóa của nó. Sự dư thừa của các gốc tự do có thể gây ra tình trạng viêm, là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể đối với các vật thể lạ có hại.

Thông thường, tình trạng viêm sẽ biến mất sau khi cơ thể tự phục hồi. Tuy nhiên, khi bạn đang trải qua stress oxy hóa, nó có thể gây ra chứng viêm mãn tính. Điều này khiến cơ thể bị tổn thương các tế bào, mô và cơ quan khỏe mạnh. Viêm mãn tính có thể dẫn đến các bệnh như đau tim hoặc đau mãn tính như viêm khớp.

Một nghiên cứu có quy mô lớn vào năm 2001 được thực hiện trên những bệnh nhân bị viêm xương khớp ở đầu gối cho thấy 63% những người dùng chiết xuất gừng hai lần mỗi ngày trong sáu tuần thấy giảm đau đầu gối do viêm, so với 50% ở nhóm đối chứng.

3. Gừng chữa buồn nôn

Một trong những lợi ích của gừng là giúp giảm triệu chứng buồn nôn và nôn. Gừng có chứa một hợp chất gọi là gingerol. Gingerol được biết đến với công dụng cải thiện nhu động dạ dày và ức chế co thắt cơ. Điều này giúp ổn định dạ dày và giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn.

Gừng cũng là một loại thảo dược chữa nghén an toàn và hiệu quả cho bà bầu. Một nghiên cứu nhỏ năm 2009 đã kiểm tra hiệu quả của viên nang gừng trên phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn. Phụ nữ mang thai uống 4 viên gừng 250mg mỗi ngày trong 4 ngày ít buồn nôn hơn những phụ nữ dùng giả dược.

4. Gừng làm dịu cơn đau bụng kinh

Gừng cũng có thể hoạt động như một phương thuốc chữa đau bụng kinh. Gừng ngăn chặn việc sản xuất các chất hóa học làm co bóp tử cung, gây đau. Trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà khoa học đã xem xét các nghiên cứu trước đó về tác động của gừng đối với cơn đau kinh nguyệt và kết luận rằng 750 đến 2000mg bột gừng có thể giúp giảm đau trong ba đến bốn ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

5. Gừng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu

Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy gừng có khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường bằng cách tăng hấp thu glucose trong các tế bào cơ mà không cần insulin.


Một nghiên cứu nhỏ năm 2015 trên một tạp chí của Iran đã kiểm tra tác dụng của gừng đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Kết quả cho thấy rằng uống 2g bột gừng mỗi ngày giúp cải thiện chỉ số đường huyết. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cúng cho biết, uống viên nang gừng sẽ giúp làm giảm lượng đường huyết ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.

6. Gừng có thể điều trị chứng khó tiêu

Gừng kích thích các enzym tiêu hóa chịu trách nhiệm di chuyển thức ăn qua cơ thể nhanh hơn, giúp ngăn ngừa đầy hơi. Nó giúp cơ thể phân hủy khí và thải khí ra ngoài hiệu quả hơn.

 Một nghiên cứu nhỏ năm 2008 đã kiểm tra tác dụng của gừng đối với những người khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc uống 3 viên nang gừng 1.200 mg sẽ đẩy nhanh quá trình thức ăn rời khỏi dạ dày và đi vào ruột non để phân hủy và tiêu hóa thức ăn.

Cách thêm gừng vào chế độ ăn uống

Bạn có thể dễ dàng kết hợp gừng vào chế độ ăn uống của mình bằng cách:

- Thêm một vài miếng gừng tươi vào nước nóng để pha trà

- Thêm gừng tươi thái nhỏ hoặc bột gừng vào món nấu hoặc món xào

- Trộn một chút gừng vào ly sinh tố buổi sáng

- Nướng bánh quy, bánh ngọt hoặc làm bánh với gừng


Nếu bạn không thích mùi vị của gừng, bạn có thể mua viên nang gừng ở hiệu thuốc gần nhà. Mặc dù gừng rất an toàn, nhưng tốt nhất bạn không nên tiêu thụ quá một gam gừng mỗi ngày, nếu không bạn có thể bị bỏng cổ họng, ợ chua hoặc đầy hơi.

Thanh Thanh
Theo Theo www.suckhoegiadinh.com.vn (nhnhanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Dinh dưỡng  
   
Tư vấn  
 
9 loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên ăn sau phẫu thuật hoặc bị ốm
Chấn thương thể chất hoặc tình cảm có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người theo các cách khác nhau. Dù là tiểu phẫu hay một trái tim tan vỡ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống cân bằng giàu thực phẩm có tác dụng chữa bệnh sẽ rất có lợi cho việc phục hồi sức khỏe.


 
Khỏe đẹp  
 


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->