Nông nghiệp

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định chuỗi giá trị ngành hoa lan Mokara cắt cành trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 98 mẫu điều tra nông hộ trồng lan Mokara, 8 mẫu điều tra thương lái thu gom sản phẩm cành hoa, 8 mẫu điều tra tiểu thương kinh doanh hoa lan Mokara ở chợ đầu mối hoa Hồ Thị Kỷ.
Gỗ Thông ba lá và Bạch tùng thí nghiệm được lấy từ rừng trồng miền Đông Nam Bộ, độ ẩm ban đầu khoảng 80 – 85%. Gỗ được gia công mẫu với quy cách dày x rộng x dài là 40 mm x (80 - 120) mm x 500 mm. Gỗ được đưa vào xử lý biến tính nhiệt với nhiệt độ từ 161C đến 218C và thời gian biến tính biến động từ 7,5 - 13 giờ.
Sự thiếu hụt lao động cạo mủ đang trở thành một trong những khó khăn nhất với các Công ty sản xuất cao su thiên nhiên tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm góp phần xác định chế độ cạo phù hợp trong điều kiện thiếu hụt lao động. Thí nghiệm được thực hiện trong 2 năm (2018 và 2019) trên dòng vô tính RRIV 106 tại Công ty cao su Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước. Kết quả cho thấy cây cao su ở các nghiệm thức cạo nhịp độ thấp (d5 và d6) có năng suất cá thể trên lần cạo (g/c/c) gia tăng so với nhịp độ d4. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của các chế độ cạo nhịp độ thấp đến năng suất mủ, năng suất lao động cạo mủ và các chỉ tiêu liên quan đến năng suất mủ, từ đó góp phần xác định chế độ cạo phù hợp trong điều kiện thiếu hụt lao động cạo mủ.
Vi khuẩn lactic (lactic acid bacteria, LAB) được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, có tác dụng trong việc cải tạo đất, kiểm soát sinh học, phòng trừ bệnh và kích thích tăng trưởng cây trồng. LAB đã được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau như trên thực vật và các sản phẩm lên men chua truyền thống. Tuy nhiên, các nghiên cứu về LAB trong đất còn hạn chế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập, tuyển chọn và định danh các chủng LAB có hoạt tính sinh học cao từ mẫu đất trồng rau có tiềm năng ứng dụng sản xuất chế phẩm sinh học góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Sự bứt phá của khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học (CNSH) với những phát minh của công nghệ di truyền, công nghệ gen, công nghệ vi sinh… đã giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt. Tuy nhiên, vẫn còn những quan ngại đối với việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp.
Bộ 102 giống lúa Indica địa phương Việt Nam được đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, nhằm tuyển chọn các giống có tiềm năng chịu hạn, góp phần bổ sung nguồn vật liệu cho công tác nghiên cứu chọn tạo và cải tiến giống lúa chịu hạn ở Việt Nam.
Chất lượng hạt giống sâm Ngọc Linh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm và tỷ lệ hình thành cây giống. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá sự biến đổi kích thước của hạt sâm Ngọc Linh và mối quan hệ giữa khối lượng hạt với khả năng nảy mầm; cũng như nghiên cứu cấu trúc, sự phát triển của phôi và quá trình nảy mầm của hạt.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định liều lượng phân hữu cơ khoáng HVP 301.B và phân trùn quế đến cải thiện sinh trưởng, năng suất nấm rơm trồng ngoài trời.
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá một số đặc điểm của 14 vật liệu sắn trong nước và nhập nội trong điều kiện ở Gia Lâm, Hà Nội và đánh giá khả năng kháng bệnh của các vật liệu thông qua thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo bằng phương pháp ghép.
Bắc Hà có tiềm năng phát triển sản xuất rau nhưng hiệu quả sản xuất chưa cao. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất rau cho nông hộ trên địa bàn huyện. Nghiên cứu được tiến hành thông qua điều tra hộ sản xuất rau và phỏng vấn sâu các tác nhân quản lý và kinh doanh rau tại huyện.
Trước 1 2 3 4 5 6 [7] 8 9 10 Tiếp

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->